Hướng dẫn hạch toán kế toán Nhập khẩu
Đặc điểm ngành nghề : Kế toán nhập khẩu các bạn phải làm quen và cách đọc các chứng từ lien quan đến hoạt động nhập khẩu . Các bạn phải theo dõi tỷ giá và xuất nhập tồn của ngoại tệ tồn quỹ và tỷ giá. Cách phân bổ chi phí mua hàng (vận chuyển, Cont…) vào các tờ khai hải quan. Và theo dõi chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu từng tờ khai để không đóng xót tiền thuế .
- Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp các chứng từ như sau:
– Tờ khai hải quan & các phụ lục.
– Hợp đồng ngoại (Contract)
– Hoá đơn (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (packing list)
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: chứng nhận xuất xứ (C/O), tiêu chuẩn chất lượng (C/A), đơn bảo hiểm (Insurance policy)…
– Các hoá đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: phí bảo hiểm, cước vận tải quốc tế, phí vận tải nội địa, phí nâng hạ container, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho và các khoản phí khác ….
– Thông báo nộp thuế.
– Giấy nộp tiền vào NSNN / UNC thuế.
– Lệnh chi / UNC thanh toán công nợ ngoại tệ ngươi bán. - Bút toán hạch toán hàng nhập khẩu:
– Khi nhận được tờ khai HQ và bộ hồ sơ về hàng hoá, kế toán ghi:
+ Hạch toán giá mua:
Nợ 156, 211 / Có 331: số tiền = giá mua hàng theo hợp đồng gốc ngoại tệ x tỷ giá. (Thông thường sẽ lấy theo tỷ giá trên tờ khai để dễ theo dõi).
Lưu ý: gốc ngoại tệ được lấy theo hợp đồng hoặc invoice (không phải trên tờ khai hải quan) vì số tiền trên tờ khai lệ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng (incoterms).
+ Hạch toán thuế NK:
Nợ 156, 211 / có 3333 : số thuế NK trên tờ khai hải quan
+ Hạch toán thuế GTGT NK:
Nợ 133 / có 33312 : số thuế GTGT NK trên tờ khai hải quan
+ Hạch toán các chi phí khác trong quá trình nhập cho đến khi hàng về nhập kho (Vận chuyển, bảo hiểm, loacal charge, phí khác….), căn cứ vào hóa đơn GTGT của các đơn vị cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ 156: Giá trị dịch vụ
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào
Có 331, 111: Tổng giá trị thanh toán trên hóa đơn.
Lưu ý: Nội dung hạch toán nên ghi rõ loại phí và và số tờ khai hải quan mà nó phục vụ.
- Công đoạn thanh toán hàng nhập khẩu + CLTG
+ Ký quỹ (Xác định trong tình huống ngân hàng yêu cầu ký quỹ và sử dụng để thanh toán luôn – Không giải tỏa ký quỹ trả về tài khoản công ty)
Nợ 331 / Có 112 = Giá trị ngoại tệ x tỷ giá tại thời điểm ký quỹ.
+ Thanh toán phần còn lại:
Nợ 331 / Có 112 = Giá trị ngoại tệ x tỷ giá tại thời điểm thanh toán phần còn lại
+ Lập bảng tổng hợp chênh lệch tỷ giá cho từng tờ khai, căn cứ vào kết quả CLTG để có bút toán lỗ hoặc lãi CLTG kế toán ghi:
Nợ 331 / có 515 hoặc Nợ 635 / Có 331
- Lưu ý về giá tính thuế nhập khẩu:
Theo quy định giá tính thuế nhập khẩu là giá mua cộng các chi phí nhập hàng cho đến thời điểm hàng tới cầu cảng Việt Nam. Như vậy nếu các bạn nghiên cứu điều kiện cơ sở giao hàng sẽ hiểu nó gần như tương ứng với các điều kiện C (như CIF, C&F) cho dù hợp đồng bạn ký với điều kiện nào đi nữa.
Do đó có một sự không đồng nhất giữa giá tính thuế NK, GTGT nhập khẩu của hải quan khác với giá mua thực tế trên hợp đồng, nếu bạn lấy giá trên tờ khai hải quan làm giá ghi sổ là sai nhé.
Cần căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng được ghi trên tờ khai, đối chiếu với hợp đồng hoặc invoice để xác định giá ngoại tệ nhập một cách chính xác.
Đó là lý do vì sao trên tờ khai hải quan các bạn sẽ thường thấy có ghi các khoản phí như : I, F, THC .., chỉ là phần hải quan ấn định vào giá nhập để kê khai thuế thôi. Phần chi phí vận chuyển quốc tế này sau này sẽ được một công ty ở Việt Nam xuất hóa đơn riêng .
Vừa rồi là hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán nhập khẩu . Các bạn cố gắng theo dõi xuất nhập tồn của ngoại tệ và tỷ giá từng loại. Để khi mua bán ngoại tệ , hoặc thanh toán công nợ chúng ta có tỷ giá để đánh giá chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán nhập khẩu các bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán Smart Pro với các công cụ kết chuyển và đánh giá chênh lệch tỷ giá tự động. Công cụ phân bổ các chi phí mua hàng vào tờ khai, hay theo dõi chi tiết thuế GTGT từng tờ khai sẽ giúp các bạn hạch toán kế toán nhập khẩu chính xác hơn. Và giảm khối lượng công việc kế toán của các bạn.