Đặc thù của doanh nghiệp mua bán hoa tươi là đầu vào có thể mua từ nông dân hoặc từ các chợ đầu mối không có hóa đơn, sau đó sẽ có bước cắt tỉa hoặc đóng gói trang trí thành các lẵng hoa để xuất bán. Chúng ta cần chú ý về thuế suất khi xuất hóa đơn đầu ra đối với doanh nghiệp mua bán hoa tươi. Và thời gian tồn kho của hoa tươi vì hoa tươi sẽ không bảo quản được lâu. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán doanh nghiệp mua bán hoa tươi.
1/Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối:
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
– Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2/Xác định thuế môn bài phải nộp trong năm
– Hạch toán chi phí thuế môn bài :
Nợ TK 6425/Có TK 3338
Ngày nộp tiền:
Nợ TK 3338/ Có TK 1111,1121
3/Một vài đặc điểm hạch toán kế toán doanh nghiệp mua bán hoa tươi.
+ Sản phẩm và khách hàng :
– Hoa mini cắm sẵn: Là những bình, lẵng hoa nhỏ vừa phải bán theo dạng quà tặng sinh viên, mức giá phù hợp túi tiền các bạn trẻ.
– Hoa tươi bó, lẵng, đôn: phục vụ cả SV và các đối tượng khách khác.
– Kĩ thuật về hoa: Các kiểu cắm hoa truyền thống cho hội nghị, lễ kỉ niệm, tặng… Các kĩ thuật giữ hoa tươi lâu.
– Ngoài ra: Dịch vụ trang trí hoa tươi các ngày lễ, dịch vụ cho thuê hoa, dịch vụ chăm sóc sân vườn …
+ Chi phí đầu tư:
– Vốn tùy thuộc vào quy mô
+ Chi phí mặt bằng
+ Chi phí cho quầy, tủ kệ, hệ thống máy lạnh, đèn trang trí;
+ Chi phí mua hàng ban đầu cho việc mua hoa, ribbon, giỏ kết hoa, giấy gói…
+ Chi phí cho việc thuê nhân viên
Thị trường:
+ Khách hàng có thể mua hoa tặng người thân, bạn bè;
+ Khách hàng mua hoa tặng vào các dịp lễ, tết;
+ Nhu cầu hoa cho các nhà hàng tiệc cưới, các đám cưới, tiệc, hội nghị …
+ Khách hàng mua hoa để trang trí nhà cửa;
+ Các văn phòng, cơ quan đặt hoa để trang trí văn phòng.
Thỏa thuận ký kết hợp đồng:
– Cá nhân có nhu cầu: sinh viên, gia đình, học sinh…khi có nhu cầu mua hoa tặng sinh nhật, các buổi họp lớp…. có nhu cầu sử dụng hoa tươi để trang trí sẽ gọi điện liên hệ đặt hàng hoặc tới trực tiếp để mua và lựa chọn, với các đối tượng này ko có hợp đồng chỉ là giao dịch miệng gọi là hợp đồng miệng thuận mua vừa bán => với dạng đối tựơng này thì lập bảng kê cuối ngày xuất một hóa đơn để lưu tại cùi ko xé ra
– Phiếu thu tiền
– Bảng kê bán lẻ
– Hóa đơn GTGT 5%
– Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, khách sạn, nhà hàng… có nhu cầu sử dụng hoa để cắm, trang trí văn phòng, phòng ban khác => báo giá gửi khách hàng => sau khi khách hàng nhận được => phản hồi lại công ty => xác định được giá trị hợp đồng ký kết, hoặc yêu cầu đặt dịch vụ bằng văn bản thỏa thuận khác => doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn : đơn vị là công ty tổ chức thì hàng ngày sẽ giao hoa kèm phiếu bán lẻ => đến kỳ 15 hoặc 30 hàng tháng sẽ tổng hợp và thanh tóan một lần và cũng là lúc xuất hóa đơn GTGT
– Hợp đồng kinh tế ( kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận)
– Phiếu giao hàng
– Bảng quyết tóan giá trị thanh toán
– Hóa đơn GTGT 5%
– Thanh lý hợp đồng
– Giấy đề nghị thanh tóan
– Phiếu thu tiền
– Phiếu chi bên Mua
– Chứng từ ngân hàng
4.Tính giá thành : Đối với doanh nghiệp mua bán hoa tươi chúng ta có 2 cách xác định giá thành như sau .
+ Cách thứ nhất chúng ta xem hoa là nguyên vật liệu (152)
Và các chi phí như giấy bọc , nhân công chúng ta sẻ tổng hợp vào 621,622,627 và tính giá thành như một công ty sản xuất
+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 621, 622,627
Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SPHoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
+ Chi phí vật liệu: vật liệu đầu vào là hoa tuơi được nhập từ các đầu mối chợ, hoặc mua trực tiếp từ hộ dân đa số hoạt động này mua trực tiếp tại vườn nên ko có hóa đơn đầu vào. Để chi phí này hợp lý chúng ta cần .
– Hợp đồng mua bán
– Chứng từ thanh toán : tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng đều được.
– Bảng kê hàng hóa và dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm thông tư 78/2014/TT-BTC)
Lưu ý : Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền ) ký và chịu trách nhiệm.
- Giá mua hàng trên bảng kê phải tương tự giá thị trường ( Nếu cao hơn sẽ bị loại ).
Nếu mua lại của hộ kinh doanh thuộc dạng thuế khoán:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
+ Hạch toán :
Nợ TK 152
Có TK 111, 112, 331
Gía nhập kho nguyên vật liệu:
+Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
+ Xuất kho: mang hoa ra phân loại, sắp xếp, cắt tỉa, bọc giấy….
Nợ TK 621
Có TK 152
Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa là trong một năm tài chính doanh nghiệp ko được sử dụng > 2 trong 4 phương pháp xuất kho để tính giá xuất kho.
= > Thông thường các doanh nghiệp chọn phương pháp bình quân gia quyền dễ sử dụng
+ Cách thứ 2: xem hoa là hàng hóa (156) chỉ mang về sơ chế mua đi bán lại:
– Hoa nhập về từ đầu mối về nhân viên phân loại, cắt tải, bọc lại = > rồi bán
Với hoạt động này chỉ tính giá vốn ko tính giá thành: Nợ 632/ có 156
– Chí phí lương nhân viên cắt tải giao hoa được tập hợp hết vào chi phí bán hàng (641)
Do đó ta quy ước việc tính gía bán theo phương pháp quy ước phần % chênh lệch:
– Lợi nhuận định mức hoạt động buôn tùy theo cách tính giá cost để bán ra phù hợp tại khu vực, thị phần nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, việc đặtcost cao => lợi nhuận giảm, đặt cost thấp => lợi nhuận tăng => doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ việc định giá bán ra và tính cost phù hợp, tránh bán giá cao ko có khách hoặc quá thấp => lỗ ko đủ trang trải các chi phí thuê mặt bằng, điện nước, lương nhân viên
Ví dụ: Giá vốn nhập vào là hoa hồng = 2.000 đ/ bông
= > Công ty đặt cost giá vốn lợi nhuận là 50% doanh thu bán ra
Công thức tính giá bán = 2.000 *100%/50% = 2.000 /0.5= 4.000
– Lợi nhận mục tiêu=4.000-2.000=2.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….
= >Trong hai cách trên thì cách thứ hai: xem hoa là hàng hóa (156) chỉ mang về sơ chế mua đi bán lại kiếm lợi nhuận được kế toán ưa dùng nhất vì dễ dàng ko cần theo dõi hay tính giá thành phân bổ lương cho cực nhọc làm gì
+ Nhân công: lương cho nhân viên trực tiếp cắt tỉa,cắm hoa, đóng gói và giao hàng được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp => Chi phí nhân công thường chiếm 30% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.
– Chi phí: Nợ TK 622,627,6421/ có TK 334
– Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động
+ CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+ Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN.
+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác sửa chữa phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc sửa chữa cung cấp và trang bị cho nhân viên :
– Chi phí cho quầy, tủ kệ, hệ thống máy lạnh, đèn trang trí;
– Kệ sạp, kéo cắt tải, bình phun sương, hoặc hệ thống máy phun sương để giữ ẩm cho hoa lụôn tươi
…..quần áo vật dụng giày dép, găng tay… cho những lao động và nhân viên trực tiếp được điều hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng, những thứ này phân bổ trên tài khoản 242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng.
Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331
Đưa vào sử dụng:
Nợ TK 242/ Có TK 153
Phân bổ hàng tháng:
Nợ TK 627,641,642/ Có TK 142,242
Hóa đơn đầu vào:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…
( đối với kế tóan dùng cách thứ hai thì 627 được thay bằng 641 hoặc 642 không có giá thành)
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ.
Nợ TK 154/ Có TK 622,627
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng.
+ Xuất hóa đơn và hoạch toán doanh thu :
Nợ TK 111,112,131/ TK có 511,33311 (5%)
– Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:
Nợ TK 632/ có TK 154
Hóa đơn đầu ra:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+ Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : – Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có
Ghi chú: Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp => 5%.
iii) Hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%: Áp dụng đối với sản phẩm chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho các đối tượng khác như: hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác ở khâu kinh doanh thương mại.
+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan….chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính…… ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp.
+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212
Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911
Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811
Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334
Kết chuyển:
Nợ TK 911/ có TK 8211
Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112
+ Các bạn có thể dễ dàng hạch toán kế toán doanh nghiệp mua bán hoa tươi hơn trên phần mềm SmartPro 5.0. Nhờ các công cụ theo dõi kho, tính giá xuất kho nhanh và chính xác. Giúp việc tính giá thành và giá vốn. Phân bổ và khấu hao trở nên dễ dàng và tránh sai sót hơn. Các công cụ kết chuyển cuối tháng xác định kết quả kinh doanh. Kiểm tra kế toán, kiểm tra hóa đơn giả, kiểm tra thông tin doanh nghiệp tránh rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.