CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN GỒM:

1/ NỘP TỜ KHAI THUẾ
Chậm thuế là lỗi phổ biến mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp có thể mắc phải. Việc này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến việc mắc phải sai phạm cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số đó thì việc không cập nhật được chính xác lịch nộp của các tờ khai báo cáo Thuế là một trong số những lý do chính.

Để tránh tình trạng mất tiền nộp phạt không đáng cho các doanh nghiệp, chúng tôi xin được chia sẻ tới bạn đọc lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2019 một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Bộ tờ khai thuế mỗi năm bao gồm: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, THuế TTĐB, Thuế Tài nguyên, phí BVMT Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Báo cáo tài chính, Tờ khai quyết toán thuế TNCN-TNDN, … Căn cứ theo những cơ sở pháp lý sau để có được thông tin lịch nộp các loại báo cáo thuế:
• Luật Kế toán
• Nghị định
• Thông tư
• Công văn

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về từng loại tờ khai.
Tờ khai Thuế môn bài
Đối với Doanh nghiệp mới thành lập
• Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Trường hợp DN mới thành lập nhưng chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh…
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
• Nếu không có thay đổi về vốn điều lệ hoặc tăng, giảm chi nhánh thì doanh nhiệp chỉ phải nộp tờ khai lệ phí môn bài một lần khi bắt đầu kinh doanh và nộp tiền thuế hàng năm, chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
• Nếu trong năm có sự thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi số lượng chi nhánh thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 31/12 trong năm thay đổi và nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, TTĐB, TN VÀ BVMT… Báo cáo sử dụng hoá đơn
• DN kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
• DN kê khai theo quý: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo
• DN kê khai theo từng lần phát sinh: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
• Thời hạn hồ sơ quyết toán thuế năm, BCTC.. chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định
Quyết toán thuế TNDN
Quyết toán thuế TNDN là công việc mà kế toán thuế bắt buộc phải làm khi kết thúc năm tài chính. Hàng quý doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp rồi cuối năm thực hiện quyết toán lại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không?
+ Nếu số đã tạm nộp 4 quý mà nhiều hơn khi quyết toán => DN đã nộp thừa tiền thuế => Số thuế nộp thừa này có thể bù trừ sang kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
+ Nếu số tạm nộp 4 quý mà ít hơn khi quyết toán => DN nộp thiếu tiền thuế TNDN => DN phải Nộp thêm phần tiền thuế thiếu đó (và có thể bị tính tiền chậm nộp nếu chênh từ 20% số quyết toán so với số tạm tính).
– Nếu C4 dương: có thu nhập tính thuế dương thì:
+ Nếu các năm trước DN các bạn có số lỗ chưa chuyển hết (5 năm gần nhất) các bạn thực hiện Chuyển lỗ – Việc chuyển lỗ được thực hiện thông qua Phụ lục 03-2A/TNDN để đưa số liệu lên chỉ tiêu C3.
+ Nếu không có số lỗ được chuyển hoặc chuyển lỗ xong mà các bạn vẫn có lãi tức là C4 vẫn dương thì chúng ta đưa giá trị dương ở C4 – Thu nhập tính thuế đó vào C7/C8/C9 theo mức thuế suất mà công ty các bạn áp dụng => là ra số tiền thuế TNDN mà các bạn phải nộp xuất hiện tại chỉ tiêu G. Sau đó các bạn hoàn thiện nốt chỉ tiêu E1 nữa là xong. (ngoài ra quan tâm đến chỉ tiêu H và I),
3/ CHUẨN BỊ HỒ SƠ PHỤC VỤ ĐOÀN KIỂM TRA THUẾ
Khi đoàn kiểm tra thuế, kiểm tra tại DN bạn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để phục vụ cho việc kiểm tra.
1. Chuẩn bị hồ sơ pháp lý:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (Lần đầu + các lần Thay đổi). Khi có các lần thay đổi, hãy chú ý đến vấn đề có thay đổi thành viên, hoặc cổ đông hay không. Nếu có thay đổi, liên quan đến kê khai và nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn.
– Giấy chứng nhận đầu tư
– Thông báo tài khoản ngân hàng
– Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (nếu thuộc đối thượng phải làm mẫu 06/GTGT)
– Thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ (Nếu có TSCĐ vào trích khấu hao)
2. Chuẩn bị hóa đơn, chứng từ gốc phục vụ công tác quyết toán thuế
– Hóa đơn mua vào
– Hóa đơn bán ra (Các quyển hóa đơn gốc)
– Chứng từ ngân hàng
– Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước
– Chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất
– Chứng từ đi kèm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phần này rất quan trọng,
3. Chuẩn bị sổ sách phục vụ công tác quyết toán thuế
– Sổ nhật ký chung
– Sổ cái
– Sổ chi tiết
– Bảng tổng hợp (Tổng hợp công nợ phải thu, phải trả, tồn kho,…..)
– Bảng chi tiết (Chi tiết công nợ phải thu, phải trả, chi tiết vật tư,…..)
4. Chuẩn bị BCTC phục vụ công tác quyết toán thuế.
– Bảng cân đối số phát sinh tài khoản
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh BCTC
5. Chuẩn bị tờ khai thuế phục vụ công tác quyết toán thuế
– Tờ khai thuế GTGT kèm theo bảng kê mua vào, bán ra + Tờ khai bổ sung (Nếu có)
– Tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý (Nếu có)
– Tờ khai thuế môn bài
– Tờ khai quyết toán thuế TNCN kèm ủy quyền quyết toán thuế TNCN nếu có tích vào ô ủy quyền
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN kèm bảng kê chi tiết các khoản chi phí không được trừ nếu có số liệu tại chỉ tiêu B4
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công + Thanh toán lương
+ Quyết định tăng lương, nghỉ việc, điều chuyển,….
+ Đăng ký giảm trừ gia cảnh + Giấy chứng nhận người phụ thuộc
+ Hồ sơ tham gia bảo hiểm.
Quy định hiện hành về quyết toán thuế TNDN:
I. Các căn cứ pháp lý để xác định số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế TNDN năm như sau:
1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 32/2013/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
2. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.
3. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
4/ GIAO DỊCH VỚI CƠ QUAN THUẾ TRONG TRA CỨU, XÁC NHẬN THÔNG TIN VÀ TIẾP NHẬN CÁC THÔNG BÁO, VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN THUẾ
Người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử đã được cấp để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và có giá trị như xác nhận bằng văn bản của cơ quan thuế.
S.T

Có thể bạn quan tâm