Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng để xem xét hoàn thuế (hoặc không thu thuế) được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục này.
2. Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ ngân hàng của bên nhập khẩu sang ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng.
Chứng từ thanh toán là chứng từ của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu báo cho người xuất khẩu đã nhận được tiền hàng xuất khẩu. Trường hợp thanh toán trả chậm, phải có thoả thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán, người xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng.
3. Đồng tiền thanh toán đối với xăng dầu xuất khẩu và tạm nhập tái xuất  phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, trừ các trường hợp thương nhân Việt Nam bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại-công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và các hãng hàng không Việt Nam có máy bay bay tuyến quốc tế, thương nhân Việt Nam có tầu biển chạy tuyến quốc tế được thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam.
4. Các trường hợp thanh toán sau cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:
 4.1. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài, người xuất khẩu phải có đủ điều kiện, thủ tục hồ sơ như sau:
a) Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên một năm);
b) Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng;
Phương thức thanh toán hàng hoá xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
c) Bản xác nhận của phía nước ngoài về việc cấn trừ khoản nợ vay;
d) Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hoá xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục này.
4.2. Trường hợp người xuất khẩu hàng hoá được thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán, ngoài việc cung cấp chứng từ thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản (trong hợp đồng xuất khẩu; phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh thanh toán).
4.3. Trường hợp phía nước ngoài thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai tại Việt Nam thì việc thanh toán phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán là chứng từ của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu báo cho người xuất khẩu đã nhận được tiền hàng xuất khẩu từ tài khoản vãng lai của người mua hoặc người được phía nước ngoài uỷ quyền thanh toán.
4.4. Trường hợp người xuất khẩu hàng hoá để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ của nước tổ chức hội chợ, triển lãm, người xuất khẩu phải có chứng từ kê khai với cơ quan hải quan về số ngoại tệ tiền mặt thu được do bán hàng hoá chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.
4.5. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về số hàng hoá xuất khẩu đó được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đó được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ.
4.6. Trường hợp việc thanh toán giữa người xuất khẩu của Việt Nam và phía nước ngoài thực hiện bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc tiền công gia công hàng hoá xuất khẩu với giá trị hàng hoá, dịch vụ mua của phía nước ngoài thì người xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục hồ sơ sau:
a) Hàng hoá mua bán giữa người xuất khẩu với bên nước ngoài phải ghi rõ phương thức thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu;
b) Văn bản xác nhận của phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hoá xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài;
c) Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa trị giá hàng hoá xuất khẩu và trị giá hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch còn lại phải được thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại Phụ lục này.
4.7. Trường hợp số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán không phù hợp với số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng nhưng đứng tên tổ chức, cá nhân phải thanh toán thì xử lý như sau:
a) Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán có trị giá nhỏ hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, thì người xuất khẩu phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng, điều chỉnh giảm giá do hàng kém chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợp này phải có văn bản thoả thuận giảm giá giữa bên mua và bán)…;
  b) Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán có giá trị lớn hơn số tiền phải thanh toán như đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, thì người xuất khẩu phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợp đồng, ứng trước tiền hàng… và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự khai báo này.
4.8. Trường hợp phương thức thanh toán thay đổi so với phương thức đã được thoả thuận trên hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu phải cung cấp văn bản thông báo thay đổi hình thức thanh toán của người mua nước ngoài.
4.9. Trường hợp chứng từ thanh toán không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thoả thuận trên hợp đồng nhưng nội dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số hợp đồng xuất khẩu, giá trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ thanh toán hợp lệ.
4.10. Các trường hợp người mua không thanh toán được tiền hàng do phá sản, bỏ trốn… nên người xuất khẩu không cung cấp được chứng từ thanh toán cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu có văn bản giải trình rõ lý do kèm theo văn bản chứng minh sự việc đã giải trình và phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về giải trình trên.
4.11. Các trường hợp thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ tiền mặt, người xuất khẩu phải xuất trình giấy phép của Ngân hàng Nhà nước về việc cho thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu: ở Trung ương do Vụ Quản lý ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước cấp, ở địa phương do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới cấp. Việc thu nộp ngoại tệ phải được thực hiện đúng thời hạn qui định trên giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Giấy phép thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu của Ngân hàng Nhà nước cùng xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản về việc nộp ngoại tệ tiền mặt thu được từ xuất khẩu được coi là chứng từ thanh toán hợp lệ cho hợp đồng xuất khẩu.
4.12. Trường hợp hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho các cơ sở kinh doanh khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu thì việc thanh toán của thương nhân nước ngoài phải thực hiện qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
*Tham khảo:
Xem video giới thiệu phần mềm kế toán Smart Pro cho Công ty thương mại dịch vụ.
[huge_it_videogallery id=”29″]

 

Có thể bạn quan tâm